Blog  Facebook  Twitter


Go to ALZ Site 中文 Chinese 日本語 Japanese 한국어 Korean Tiếng Việt Vietnamese About Us Contact Us Donate
Alzheimer's disease information and resources
24/7 helpline
800.272.3900
Share | Print
Text Size Small text Medium text Large text
If You Have Alzheimer's
Caregivers
Safety
Stress Relief
Find your chapter
Find your chapter
Search By State

Stress Relief

Introduction
10 symptoms of caregiver stress
10 ways to be a healthy caregiver

Introduction

Taking care of yourself is one of the most important ways to be a healthy caregiver. Ask yourself ... are you so overwhelmed by taking care of your family member that you've neglected your own physical, mental and emotional well-being?

If you find yourself without the time to take care of your own needs, you may be putting yourself and your health at risk.

Do you visit your physician regularly?
Be aware of what your body is telling you. Your exhaustion, stress, sleeplessness and changes in appetite or behavior should be taken seriously. Ignoring these symptoms can cause your physical and mental health to decline.

Do you accept assistance from others?
You can't do everything. Attempting to handle it all yourself will only lead to burnout, depression and resentment toward the person in your care.

Do you talk to others about your feelings?
You may think that no one understands what you are going through. Holding in your feelings, however, will only make you feel isolated and emotionally neglected.

10 symptoms of caregiver stress

  1. Denial about the disease and its effect on the person who's been diagnosed
    I know Mom is going to be better.
  2. Anger at the person with Alzheimer's or others, anger that no cure exists and anger that people don't understand what's going on
    If he asks me that question one more time, I'll scream!
  3. Social withdrawal from friends and activities that once brought pleasure
    I don't care about getting together with the neighbors anymore.
  4. Anxiety about facing another day and what the future holds
    What happens when he needs more care than I can provide?
  5. Depression that begins to break your spirit and affects your ability to cope
    I don't care anymore.
  6. Exhaustion that makes it nearly impossible to complete necessary daily tasks
    I'm too tired for this.
  7. Sleeplessness caused by a never-ending list of concerns
    What if she wanders out of the house or falls and hurts herself?
  8. Irritability that leads to moodiness and triggers negative responses and reactions
    Leave me alone!
  9. Lack of concentration that makes it difficult to perform familiar tasks
    I was so busy, I forgot we had an appointment.
  10. Health problems that begin to take their toll, both mentally and physically
    I can't remember the last time I felt good.

10 ways to be a healthy caregiver

  1. Get a diagnosis as early as possible.
    Symptoms of Alzheimer's may appear gradually. It can be easy to explain away unusual behavior when your family member seems physically healthy. Instead, consult a physician when you see signs of the disease.
  2. Know what resources are available.
    Get in touch with the Alzheimer's care resources in your community. Adult day care, in-home assistance, visiting nurses and Meals on Wheels are just some of the services that can help. Start with your local Alzheimer's Association chapter.
  3. Become an educated caregiver.
    As the disease progresses, new caregiving skills are necessary. The Alzheimer's Association can help you better understand and cope with the behaviors and personality changes that often accompany Alzheimer's.
  4. Get help.
    Doing everything by yourself will leave you exhausted. Seek the support of family, friends and community resources. If you're afraid to ask for help, have someone advocate for you. Alzheimer's Association support group meetings, helplines and our online community are good sources of comfort and reassurance. If stress becomes overwhelming, seek professional help.
  5. Take care of yourself.
    Watch your diet, exercise and get plenty of rest. Make time for shopping, a movie or an uninterrupted visit with a friend by taking advantage of community services like adult day care or in-home services. To learn more about the respite care services in your area, contact your local Alzheimer's Association chapter.
  6. Manage your level of stress.
    Stress can cause physical problems (blurred vision, stomach irritation, high blood pressure) and changes in behavior (irritability, lack of concentration, loss of appetite). Note your symptoms. Use relaxation techniques that work for you, and consult a doctor.
  7. Accept changes as they occur.
    People with Alzheimer's change and so do their needs. They often require care beyond what you can provide on your own. A thorough investigation of care options should make transitions easier; so will the support and assistance of those around you.
  8. Do legal and financial planning.
    Plan ahead. Consult an attorney to discuss legal and financial issues, including durable power of attorney; living wills and trusts; future medical care; housing; and long-term care insurance. If possible and appropriate, involve the person with Alzheimer's and other family members.
  9. Be realistic.
    Know that the care you provide does make a difference. Also know that, until a cure is found, the progression of Alzheimer's disease is inevitable. Many of the behaviors that occur are beyond your control and the control of the person with Alzheimer's. Give yourself permission to grieve your losses, but also focus on the positive moments as they arise and enjoy your good memories.
  10. Give yourself credit, not guilt.
    At times, you may lose patience and find yourself unable to provide all the care the way you'd like. Remember, you're doing the best you can. Don't feel guilty because you can't do more. Your elder needs you, and you are there – that should make you feel proud.

Next: If You Have Alzheimer's

Giới thiệu
10 biểu hiện căng thẳng của người chăm sóc
10 cách để trở thành người chăm sóc khỏe mạnh

Giới thiệu

Chăm sóc cho chính mình là một trong những cách quan trọng nhất để trở thành người chăm sóc khỏe mạnh. Hãy tự hỏi bản thân xem liệu bạn có đang dành quá nhiều thời gian để chăm sóc cho người thân mà lơ là sức khỏe, thể chất và tinh thần của chính bạn?

Nếu bạn nhận thấy không có đủ thời gian để chăm sóc cho chính mình, thì điều này có nghĩa là bạn đang mạo hiểm với chính bản thân và sức khỏe của mình.

Bạn có đi khám bác sĩ thường xuyên?
Hãy nhận thức được cơ thể bạn đang cần gì. Tình trạng kiệt sức, căng thẳng, mất ngủ và thay đổi vị giác hoặc hành vi phải được xem xét nghiêm túc. Việc bỏ qua các triệu chứng này có thể làm bạn suy giảm sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

Bạn có nhận sự giúp đỡ từ người khác?
Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi việc. Cố gắng tự xoay sở mọi thứ một mình chỉ dẫn tới việc bạn suy sụp, chán nản và trách cứ người bệnh mà bạn đang chăm sóc.

Bạn có chia sẻ với người khác về cảm xúc của mình?
Bạn có thể nghĩ rằng không ai hiểu được những gì bạn đang trải qua. Việc kìm nén cảm xúc sẽ chỉ khiến cho bạn cảm thấy bị cách ly và trở nên lãnh cảm.

10 biểu hiện căng thẳng của người chăm sóc

  1. Phủ nhận tình trạng bệnh và ảnh hưởng của bệnh đối với người được chẩn đoán là mắc bệnh
    Con biết mẹ sẽ khỏe lại.
  2. Giận dữ với người mắc bệnh Alzheimer's hay những người khác; tức tối vì không có phương pháp điều trị dứt điểm và khó chịu với những người không hiểu chuyện gì đang diễn ra
    Nếu ông ta hỏi mình điều đó thêm một lần nữa, chắc mình sẽ phải hét lên quá!
  3. Rút lui không tham gia vào các nhóm bạn và hoạt động xã hội mà bạn từng yêu thích trước đây
    Mình chẳng còn muốn tụ tập với mấy bà hàng xóm nữa.
  4. Lo lắng về những điều mà sắp tới bạn phải đối mặt và không biết tương lai sẽ ra sao
    Điều gì sẽ xảy ra khi ba cần chăm sóc nhiều hơn sức lực của mình?
  5. Sự suy sụp bắt đầu làm bạn bớt nhiệt tình và ảnh hưởng đến khả năng đương đầu với thực tại của bạn
    Mình chẳng thiết điều gì nữa.
  6. Sự kiệt sức khiến bạn hầu như không thể hoàn thành các công việt thiết yếu hàng ngày
    Mình quá mệt mỏi, không làm nổi việc này nữa rồi.
  7. Mất ngủ vì có quá nhiều điều phải lo nghĩ
    Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ đi lang thang ra khỏi nhà, té và bị thương?
  8. Sự cáu kỉnh dẫn tới tâm trạng buồn rầu ủ rũ và là nguyên nhân của các phản ứng tiêu cực
    Để tôi yên!
  9. Sự thiếu tập trung khiến việc thực hiện các công việc quen thuộc trở nên khó khăn
    Tớ bận quá, tớ quên khuấy có cuộc hẹn với cậu.
  10. Các vấn đề về sức khỏe đang bắt đầu ảnh hưởng xấu, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần
    Mình chẳng nhớ nổi lần cuối mình thấy vui vẻ là khi nào nữa.

10 cách để trở thành người chăm sóc khỏe mạnh

  1. Tiến hành chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.
    Triệu chứng của bệnh Alzheimer's có thể xuất hiện từ từ. Việc lẫn tránh những hành vi khác thường của người thân khi họ trông có vẻ khỏe mạnh thì thật đơn giản. Nhưng thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn thấy các dấu hiệu của bệnh.
  2. Tìm hiểu về các nguồn tài lực hỗ trợ sẵn có.
    Liên lạc với các nguồn lực hỗ trợ chăm sóc người bệnh Alzheimer's trong cộng đồng của bạn. Trung tâm chăm sóc ban ngày dành cho người lớn tuổi, người trợ giúp tại nhà, y tá chăm sóc tại nhà và dịch vụ cung cấp bữa ăn tận nhà (Meals on Wheels) là một vài trong số những dịch vụ hữu ích. Hãy bắt đầu với Chi hội Hiệp hội Alzheimer's ở địa phương bạn.
  3. Trở thành người chăm sóc chuyên nghiệp.
    Khi bệnh tình tiến triển, bạn cần trang bị cho mình các kĩ năng chăm sóc mới. Hiệp hội Alzheimer's có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và ứng phó được với những thay đổi về hành vi và tính cách của người bệnh Alzheimer's.
  4. Tìm kiếm sự giúp đỡ.
    Tự mình làm mọi thứ sẽ khiến bạn nhanh chóng kiệt sức. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và các nguồn lực khác trong cộng đồng. Nếu bạn e ngại khi yêu cầu được giúp đỡ, hãy để ai đó giúp bạn đứng ra kêu gọi mọi người. Các buổi họp mặt nhóm hỗ trợ, đường dây trợ giúp và cộng đồng mạng của Hiệp hội Alzheimer's là những nguồn tài nguyên hữu ích giúp bạn cảm thấy thoải mái và an tâm. Nếu bạn ngày càng căng thẳng, hãy đến gặp các chuyên gia để được giúp đỡ.
  5. Chăm sóc chính bản thân bạn.
    Hãy theo dõi chế độ ăn uống của bạn, chú ý rèn luyện sức khỏe và nghỉ ngơi nhiều hơn. Dành thời gian đi mua sắm, xem phim hay thăm bạn bè một cách trọn vẹn bằng cách tận dụng những lợi ích từ các dịch vụ cộng đồng như trung tâm chăm sóc ban ngày dành cho người lớn hay dịch vụ chăm sóc tại nhà. Để biết thêm thông tin về các dịch vụ chăm sóc y tế tạm thời, hãy liên lạc Chi hội Hiệp hội Alzheimer's ở địa phương bạn.
  6. Kiểm soát mức độ căng thẳng.
    Căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất (thị lực giảm sút, đau bao tử, cao huyết áp) và thay đổi hành vi (cáu kỉnh, thiếu tập trung, chán ăn). Hãy lưu ý các triệu chứng của bạn. Sử dụng các phương pháp thư giãn phù hợp với bạn và hỏi ý kiến bác sĩ.
  7. Chấp nhận các thay đổi khi chúng xảy ra.
    Người mắc Bệnh Alzheimer's sẽ thay đổi cả hành vi lẫn nhu cầu. Người bệnh thường yêu cầu sự chăm sóc nằm ngoài khả năng của cá nhân bạn. Nên nghiên cứu kỹ lưỡng về các phương án chăm sóc để giúp cho các giai đoạn chuyển tiếp trở nên dễ dàng hơn; đồng thời, nên tận dụng sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người xung quanh bạn.
  8. Lên kế hoạch tài chánh và pháp lý.
    Hãy lập kế hoạch từ trước. Gặp luật sư tư vấn để thảo luận về các vấn đề pháp lý và tài chánh, bao gồm quyền hạn lâu dài của người được ủy thác, di chúc và tín thác; chăm sóc sức khỏe trong tương lai, nhà cửa, và bảo hiểm y tế dài hạn. Nếu có thể và thích hợp, hãy khuyến khích người mắc bệnh Alzheimer's và các thành viên khác trong gia đình cùng tham gia.
  9. Hãy thực tế.
    Hãy ý thức rằng sự chăm sóc của bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Cũng nên biết rằng, cho tới khi có phương thuốc điều trị hiệu quả, sự tiến triển của bệnh là điều không thể tránh khỏi. Nhiều hành vi sẽ nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn và người mắc bệnh Alzheimer's. Bạn có quyền đau buồn vì đành phải chấp nhận đầu hàng căn bệnh, nhưng cũng nên nhớ rằng bạn đã có những giây phút sống hết mình và lưu giữ ký ức đẹp trong bạn.
  10. Hãy khen ngợi chính mình, thay vì nuôi dưỡng cảm giác có lỗi.
    Đôi khi, bạn có thể mất kiên nhẫn và không chăm sóc người bệnh chu đáo như cách mà bạn mong muốn. Hãy nhớ rằng bạn đã cố gắng hết sức mình. Đừng mang trong mình cảm giác tội lỗi bởi vì bạn đã không thể làm gì hơn nữa. Người bệnh cần bạn, và bạn đã ở bên cạnh họ - điều đó rất đáng để bạn tự hào.

Tiếp theo: Nếu bạn mắc bệnh Alzheimer’s

Alzheimer's Association National Office 225 N. Michigan Ave., Fl. 17, Chicago, IL 60601
Alzheimer's Association is a not-for-profit 501(c)(3) organization.

© 2024 Alzheimer's Association. All rights reserved.